Thứ Hai, 16 tháng 11, 2009

CHƯƠNG 1

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VÀ NGUỒN GỐC CÁC LÝ THUYẾT
XÃ HỘI HỌC HIỆN ĐẠI.
1.Các điều kiện tiền đề kinh tế chính trị xã hội Châu Âu thế kỷ 18-19 và sự ra đời các lí thuyết xã hội học
1.1. Tiền đề chính trị xã hội
Cuộc đại cách mạng Pháp năm 1789 đã có tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội không những chỉ ở nước Pháp mà còn ở các nước Châu Âu. Nó có tác động tích cực đến sự phát triển xã hội cụ thể là sự phát triển về nhận thức xã hội và quá trình tổ chức quản lý xã hội ở một giai đoạn phát triển mới của xã hội mà trước đây chưa hề có.
Với sự phát triển của nền công nghiệp dưới tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ,năng xuất lao động ngày càng tăng cao nhưng người công nhân càng ngày càng bị bóc lột năng nề hơn.Do đó , các cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng chính trị trong thế kỉ 18 -19 đặt ra nhiều vấn đề và hiện tượng xã hội mới mà nó chưa từng tồn tại trước cách mạng công nghiệp.
Trong các công xưởng nhà máy, người công nhân có mức thu nhập cao hơn so với với thu nhập của người nông dân. Do đó, hàng loạt dòng người nông dân rời bỏ trang trại, đồng ruộng của mình để tiến vào thành phố. Đồng thời, những nhu cầu mới về sản xuất công nghiệp với những công nghệ mới đòi hỏi người công nhân phải có một trình độ tay nghề và kĩ thuật nhất định để phục vụ trong các dây truyền sản xuất công nghiệp..
Những cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản của giai cấp công nhân trong xã hội công nghiệp và những toan tính chống lại các phong trào đó từ phía những nhà tư bản đều có liên quan trực tiếp tới cách thức tổ chức đời sống xã hội phương Tây. Trước bối cảnh cảnh xã hội đó, nhiều nhà tư tưởng trong đó có các nhà xã hội học đầu tiên như Karl Marx, Weber, Durkheim, Montestskiơ, Auguste Comte đã xuất hiện với những nguồn gốc nhận thức và lý luận khác nhau tuy nhiên đều có mục đích chung là sáng tạo ra một khoa học mới để giải thích nhứng vấn đề xã hội bức xúc mà các khoa học xã hội nhân văn đương thời không đủ sức thực hiện.
K. Marx đã phát hiện ra mâu thuẫn , xung đột có tính chất quyết định tồn tại trong xã hội thế kỷ thứ 18-19, đó là mâu thuẫn giai cấp cơ bản giữa tư sản và vô sản. Ông không những đưa ra lý thuyết về chủ nghĩa xã hội mà còn trực tiếp tham gia vào nhiều hoạt động chính trị tuyên truyền cho chủ nghĩa xã hội và khẳng định sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội.
Những người đi ngược lại với quan điểm của Marx trong xã hội học như Weber, Durkheim,Pareto,Spencer đều có tư tưởng bảo vệ duy trì chế độ xã hội cũ và né tránh các cuộc cách mạng.
Những mâu thuẫn xã hội theo những tác giả như Weber, Durkheim, Spencer không nhất thiết phải giải quyết bằng những cuộc vũ trang, cách mạng như quan điểm của Marx mà có thể giải quyết bằng con đường cải lương,thỏa hiệp theo mô hình tiến hoá xã hội,tức là các bên ,các bộ phận của xã hội đều phải tự điều chính để cùng nhau đi đến một xã hội tốt đẹp hơn.
Nền sản xuất đại công nghiệp thu hút lực lượng lớn từ nông thôn ra đô thị tạo ra những dòng di cư khổng lồ mang đến cho xã hội những sự biến đổi mạnh mẽ về mặt kinh tế. Quyền lực của những người cầm quyền do nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhưng đồng thời nó cũng mang lại những hệ quả tiêu cực cần phải kể đến như quá tải dân số, ô nhiễm môi trường đô thị,phân hóa giầu nghèo sâu sắc,các tệ nạn xã hội và các hiện tượng lệch chuẩn khác.
Một số nhà xã hội học có nguồn gốc,hoặc xuất thân từ tôn giáo nào đó, đã lấy mô hình tôn giáo để áp dụng vào việc giải thích đời sống xã hội như đời sống tôn giáo.
Một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tích cực tới việc ra đời các lý thuyết xã hội học, đó là những phát minh trong khoa học tự nhiên vào thế kỷ 19.Sự phát triển của khoa học tự nhiên đã mang tới khoa học xã hội một cách tiếp cận mới,một lối tư duy mới.Những phát minh về tế bào trong sinh học, hóa học và vật lý học có ảnh hưởng rất lớn đến cách mạng khoa học công nghệ, tác động đến các cuộc cải cách ,phong trào xã hội nói chung cũng như cách thức tổ chức xã hội nói riêng.
1.2. Vai trò của các tư tưởng thời kì ánh sáng và các tư tưởng phản ánh sáng với sự hình thành các lý thuyết xã hội học thời kỳ đầu tiên
Sau một thời kì dài các tư tưởng trong triết học trong xã hội bị chi phối chủ yếu bởi các tư tưởng tôn giáo vai trò của tôn giáo có ý nghĩa nhất định đối với việc cai trị và quản lý tổ chức đời sống xã hội cộng đồng cũng như gia đình. Đặc biệt trong thời kì trung cổ vai trò của các tôn giáo được đỉnh cao của nó trong đời sống xã hội cũng như quan điểm triết học đó được thể hiện trong cách quản lý ở các cấp độ. Tôn giáo đã ngự trị không những chỉ ở trong hình thức quản lý xã hội, quản lý hành chính mà còn thể hiện ở trong đời sống thường nhật của mỗi con người.
Trong các chế độ phong kiến Phương Đông người ta thấy rất rõ tư tưởng trung quân là một tư tưởng phổ biến, nếu ai không tuân thủ nguyên tắc ứng xử bị chi phối bởi tư tưởng trung quân thì rất khó có vị trí và không thể tồn tại được trong xã hội, trong cộng đồng.
Tư duy về xã hội học được ra đời trong bối cảnh hai trào lưu ánh sáng và phản ánh sáng đang xung đột lẫn nhau về quan điểm tiếp cận nghiên cứu xã hội.Tuy nhiên họ lại giống nhau ở một điểm là nhìn xã hội như là một tổng thể và xã hội cũng là một cấu phần của vũ trụ được chi phối bởi những quy luật riêng.
Tư tưởng gia nổi tiếng của trào lưu ánh sáng ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự ra đời xã hội học cần phải kể đến đó là nhà triết học Pháp Sác lơ Montestkiơ (1689-1755 ) và Jack Rútxo (1712-1778). Các nhà phân tích xã hội học cho rằng, các tư tưởng của trào lưu ánh sáng, ảnh hưởng một cách gián tiếp đến việc hình thành các lý thuyết xã hội học thời kỳ ban đầu. Các triết gia ở thế kỉ 17 như: Ben nơ Đề các; Jôn locker… là những triết gia để lại những tư tưởng vĩ đại cho nhân loại nói chung và cho triết học thời kì đầu thế kỷ ánh sáng nói riêng.
Các triết gia thời kỳ ấy đã đề xuấtkhái niệm về cái phổ biến, cái quy luật chung, và từ đó đã xuất hiện khái niệm tư duy duy lý. Theo họ các tư tưởng cũng phải đạt được trình độ trừu tượng và phổ biến,rồi từ đó mới tạo ra những phán đoán, những suy lý hợp lý. Các triết gia này đã đề xuất những phương pháp nghiên cứu đời sống xã hội để giải thích sự tồn tại của nó; qua việc kết hợp nghiên cứu lý thuyết một cách duy lý với nghiên cứu thực tiễn để tìm ra mối quan hệ nhân quả. Thời kỳ này tư tưởng vật lý của Newton đóng một vai trò hết sức quan trọng với tư cách là phương pháp luận trong việc giải thích thế giới.
Giải thích đời sống xã hội cũng như đời sống tự nhiên bằng cách nhìn duy lý và bằng những phương pháp khoa học tự nhiên.
Theo họ, thế giới vật chất được chi phối bởi các quy luật của giới tự nhiên và xã hội cũng là một dạng của thế giới tự nhiên cho nên cũng bị chi phối bởi quy luật của giới tự nhiên.Vậy nhà triết học, nhà xã hội có thể sử dụng các nguyên lý lý tính, nghiên cứu thực nghiệm để khám phá các quy luật xã hội.
Vì thế quan điểm của các triết gia thời kỳ ánh sáng là muốn giải phóng con người khỏi sự kìm kẹp của xã hội và tìm cái tự do tất yếu cho con người cho xã hội. Một trong những triết gia vĩ đại của nhân loại là K. Marx cũng đã chịu ảnh hưởng lớn bởi tư tưởng của các triết gia thời kỳ ánh sáng dù K. Marx đánh giá vai trò quan trọng của tôn giáo đối với đời sống xã hội, nhưng ông đã coi tôn giáo là một thứ vũ khí tinh thần nhằm làm an tâm và ru ngủ con người nhiều hơn.
Những nhà tư tưởng lớn thời kỳ ánh sáng cần phải kể tới đó là Môngtétskiơ (18-1-1689à10-02-1755).Quan điểm triết học của ông có khuynh hướng duy vật khá rõ nét.Ông đưa ra 3 dạng cầm quyền là dân chủ,quý tộc và chuyên chế.Quy luật tự nhiên của con người là:hòa bình,kiếm sống,quan tâm đến người khác và sống trong xã hội.Khí hậu ,địa lý là nguyên nhân cơ bản đối với việc tạo ra hình thái khác nhau của các thể chế nhà nước.Tự nhiên-trí tuệ;tích cực-tiêu cực tồn tại song song.
Tuy nhiên, cũng có một số nhà tư tưởng xã hội không chấp nhận hay bác lại tư tưởng của thời kỳ ánh sáng. Cụ thể là chống lại tư tưởng duy lý, tư tưởng về cái toàn vẹn thống nhất của vũ trụ và tư tưởng về cái gọi là giải phóng con người, đề cao vai trò của cá nhân. Đối với các nhà phản ánh sáng như Luy de Bônát (1754-1840) và Jôzép Dờ Maister (1753-1821).
Các triết gia ở thế kỉ 17 như: Ben nơ Đề các; Jôn locker… là những triết gia để lại những tư tưởng vĩ đại cho nhân loại nói chung và cho triết học thời kì đầu nói riêng. Các triết gia thời kỳ ấy đã đề xuất về cái phổ biến, cái quy luật chung và do đó đã xuất hiện khái niệm tư duy duy lý.
Theo họ các tư tưởng cũng phải đạt được trình độ trừu tượng và phổ biến,rồi từ đó mới tạo ra những phán đoán, những suy lý hợp lý. Các triết gia này đã đề xuất những phương pháp nghiên cứu đời sống xã hội để giải thích sự tồn tại của nó qua việc kết hợp nghiên cứu lý thuyết một cách duy lý với nghiên cứu thực tiễn để tìm ra mối quan hệ nhân quả. Thời kỳ này tư tưởng vật lý của Newton đóng một vai trò hết sức quan trọng với tư cách là phương pháp luận trong việc giải thích thế giới.
Muốn giải thích đời sống xã hội cũng như đời sống tự nhiên bằng cách nhìn duy lý và bằng những phương pháp khoa học tự nhiên. Muốn tư tưởng của họ giải thích được đời sống tự nhiên xã hội, hay nói cách khác nó phù hợp và phản ánh đựơc mối quan hệ giữa thế giới các sự vật với thế giới tự nhiên. Theo quan điểm của các nhà triết học thời kỳ ánh sáng, con người có thể nhận thức và kiểm soát được thế giới tự nhiên, vũ trụ bằng các phương tiện nghiên cứu duy lý và thực nghiệm.
Thời ký ánh sáng nhấn mạnh vai trò của lý tính. Do vậy họ có thiên hướng phản bác lại những niềm tin, những đức tin về thế giới siêu nhiên quyền lực truyền thống. Họ cho rằng những quan điểm về truyền thống, tôn giáo có nhiều điểm bất hợp lý và trái ngược với bản chất tự nhiên của con người do đó nó kìm hãm sự phát triển của cá nhân và xã hội.
Quan điểm của các triết gia thời kỳ ánh sáng là muốn giải phóng con người khỏi sự kìm kẹp của xã hội và tìm cái tự do tất yếu cho con người cho xã hội. Một trong những triết gia vĩ đại của nhân loại là K. Marx cũng đã chịu ảnh hưởng lớn bởi tư tưởng của các triết gia thời kỳ ánh sáng dù K. Marx đánh giá vai trò quan trọng của tôn giáo đối với đời sống xã hội, nhưng ông đã coi tôn giáo là một thứ vũ khí tinh thần nhằm làm an tâm và ru ngủ con người nhiều hơn.
Cũng có một số nhà tư tưởng xã hội không chấp nhận hay bác lại tư tưởng của thời kỳ ánh sáng. Cụ thể là chống lại tư tưởng duy lý, tư tưởng về cái toàn vẹn thống nhất của vũ trụ và tư tưởng về cái gọi là giải phóng con người, đề cao vai trò của cá nhân. Đối với các nhà phản ánh sáng như Lui De Bonald (1754-1840) và Jôzép De Maistre (1753-1821).
Đe Bonald đã cho rằng cách mạng Pháp cũng như tư tưởng của trào lưu ánh sáng đã không mang lại lợi ích cho xã hội nhìn từ góc độ trật tự xã hội, sự ổn định của đời sống xã hội. Theo ông, chính tư tưởng của trào lưu ánh sáng và tư tưởng của cách mạng Pháp đã làm thay đổi xã hội, đã làm mất đi tính ổn định của và con người cũng như xã hội không cần đến những cuộc cách mạng, những tư tưởng đó.
Tư tưởng hay trật tự xã hội mà sau này August Comte sử dụng như một khái niệm chính trong xã hội học cũng đã có gốc từ Maistre và Bonald là những người phản đối trào lưu ánh sáng. Những người theo tư tưởng phản ánh sáng có xu hướng đề cao vai trò của các triết gia thời kỳ trung cổ. Đặc biệt ở luận điểm về sự thống nhất của vũ trụ là do ý chí của thượng đế và họ đề cao vai trò của nhân tố lịch sử, nhân tố giá trị truyền thống. Chính nhân tố lịch sử được phản ánh trong hiện thực thông qua giá trị truyền thống.
Có sự đối lập về mặt quan điểm giải thích thế giới của các triết gia ánh sáng và các triết gia phản ánh sáng. Các triết gia thời kỳ ánh sáng cho rằng cần phải giải phóng con người và đề cao vai trò cá nhân thì các triết gia phản ánh sáng đề cao vai trò xã hội và coi xã hội mới là nhân tố quyết định của việc phân tích xã hội. Và xã hội theo các triết gia phản ánh sáng là cái gì đó mà ta quan sát được như tự nó vốn có.
Chính xã hội, theo các triết gia phản ánh sáng, đã sinh ra cá nhân chứ không phải cá nhân sinh ra xã hội do đó phải bắt nguồn từ việc giải thích xã hội trước. Thực tế xã hội tồn tại tự nó như một cấu trúc phù hợp có các vai trò vị trí, mối quan hệ của các quan hệ xã hội là các thiết chế xã hội, do đó cá nhân sinh ra từ trong xã hội đó sẽ phải tiếp thu và nhận mối quan hệ cấu trúc xã hội và buộc nó phải phù hợp để tồn tại trong chính xã hội đó.
Triết gia phản ánh sáng giải thích sự thay đổi các mối quan hệ xã hội, những cuộc cải tổ, những cuộc cách mạng sẽ dẫn đến rối loạn xã hội và có nguy cơ dẫn đến sự phá huỷ cấu trúc. Con người không thể tự mình hay dùng ý chí của mình để cải biến xã hội, con người cần phải phù hợp với xã hội. Sự rối loạn của một bộ phận xã hội có thể dẫn đến sự rối loạn nhiều cấu phần xã hội khác và có thể dẫn đến phá vỡ cấu trúc xã hội.
Dù có sự khác biệt về quan điểm giữa các nhà triết học trào lưu ánh sáng và phản ánh sáng nhưng giữa họ cũng có một số điểm tương đồng đó là sự phát triển của đời sống xã hội cũng phải dựa trên quá trình lịch sử, việc giải thích mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa cá nhân và nhóm, cá nhân và tập thể là khác nhau giữa 2 trường phái này.
Cả hai trường phái đều chú ý đến mối quan hệ như các hiện tượng về đời sống xã hội như: hiện tượng đô thị hoá, những lối sống mới đã xuất hiện sau những cuộc cách mạng công nghiệp, những cuộc cách mạng xã hội. Tuy nhiên mỗi trường phái lại đứng trên lập trường chủ quan để giải thích những hiện tượng đó.
2.Sự hình thành và phát triển lí thuyết xã hội học ở Pháp
2.1.Các điều kiện của sự hình thành và phát triển xã hội học Pháp
Xã hội học Pháp chia thành 3 giai đoạn quá trình phát triển. Giai đoạn đầu từ những năm 1730 đến 1775 với tên tuổi của những nhà tư tưởng như Montesquieu, Rousseau. Nhận thức thời kỳ này thường chú ý tới việc phân tích các lý thuyết về chính trị, triết học mà ít chú ý đến việc phân tích các lý thuyết xã hội. Quan điểm của Montesquieu đã dẫn dắt nhiều nhà nghiên cứu tập trung vào việc phân tích xã hội với tư cách là một lĩnh vực tri thức. Những tư tưởng của Montesquieu và Rousseau đề ra cũng có liên quan mật thiết tới quan điểm của trào lưu ánh sáng.
Montesquieu và Rousseau đã đề cập đến những vấn đề xã hội thực nghiệm và khách quan. Tuy nhiên, những tư tưởng đó, về mặt triết học xã hội vẫn chưa đề xuất những phương pháp và những lý thuyết cụ thể cho nghiên cứu xã hội.
Giai đoạn thứ hai là sự phát triển các tư duy xã hội học Pháp đúng từ năm 1775 đến năm 1814. Những công trình của Condorcet,đã tập trung vào việc sử dụng các mô hình toán học và lấy toán học làm công cụ để phân tích các hiện tượng xã hội. Cũng vào thời điểm này, một tác giả khác là
Cabanis lại đứng về một hướng tiếp cận khác Condorcet ở chỗ ông đã dùng quan điểm sinh lý học và y học làm mô hình phân tích xã hội. Do đó, tác giả này thiên về mô hình nghiên cứu phân tích xã hội thực nghiệm bằng con đường thực nghiệm. Cũng trong thời kỳ này, thuật ngữ khoa học xã hội đã được sử dụng rộng rãi.
Giai đoạn 3 là quá trình phát triển xã hội học Pháp sau 1814. Giai đoạn này gắn với tên tuổi của một nhà xã hội học đầu tiên đó là August Comte. Tiếp theo August Comte là một loạt các nhà khoa học xã hội khác như Durkheim, Aron, Boudieu...
* August Comte (1798- 1857) đóng góp và có công lớn nhất trong việc phát triển xã hội học Pháp cũng như xã hội học thế giới và cùng với những công trình nghiên cứu của mình là 6 tập trong đó đã đề xuất hướng nghiên cứu mới trong khoa học xã hội là nghiên cứu các khoa học xã hội giống như nghiên cứu các khoa học tự nhiên.
August Comte cũng là một trong những người chống lại cuộc cách mạng Pháp cũng như các triết gia thuộc trào lưu ánh sáng thế kỷ 17, 18. August Comte cũng được liệt vào trường phái của những người phản ánh sáng và bảo thủ bởi lý do ông đã coi các cuộc cách mạng chính trị cũng như khoa học sẽ dẫn tới sự hỗn loạn, rối loạn hay vô chính phủ trong đời sống xã hội.
Điều quan trọng là August Comte đã đề xuất quan điểm nghiên cứu xã hội bằng phương pháp thực chứng luận cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của các nhà tư tưởng theo trường phái bảo thủ như De Bonald và De Maistre.
Nếu như Maistre và Bonald, muốn quay trở lại với triết học thời kỳ trung cổ và xã hội thời kỳ trung cổ đó là mô hình xã hội ngự trị bởi nhà thờ thì August Comte lại cho rằng không thể quay trở lại với thời kỳ trung cổ mà xã hội bị ngự trị bởi nhà thờ. Theo August Comte, cần giải thích xã hội đương thời được xã hội bằng con đường thực chứng thì phải biết áp dụng những phương pháp của khoa học tự nhiên vào việc nghiên cứu xã hội
August Comte đề xuất thuật ngữ “vật lý học xã hội” (social phisics) vào năm 1822 mà cái này ông gọi là xã hội học. Theo August Comte, “vật lý học” hay xã hội học chính là khoa học cơ bản cuối cùng vì nó kế thừa và tiếp thu của tất cả của các khoa học như toán học, thiên văn học, vật lý học, hóa học, sinh học. Nhiệm vụ của xã hội học theo August Comte là phải nghiên cứu cả trạng thái tĩnh lẫn trạng thái động của nó.
Trạng thái tĩnh của xã hội theo August Comte chính là cấu trúc xã hội, và trạng thái động theo August Comte chính là những biến đổi xã hội. Mối quan hệ giữa hai trạng thái này là mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời khỏi nhau. Tuy nhiên, August Comte lại tập trung vào việc tìm kiếm các quy luật của đời sống xã hội thông qua những con đường giải thích các biến đổi xã hội.
Lý thuyết 3 giai đoạn. Theo August Comte, thế giới vật chất cũng như thế giới tư duy,trí tuệ đều phát triển theo ba giai đoạn.
+ Giai đoạn thứ nhất còn gọi là giai đoạn thần học. Giai đoạn thần học đã ngự trị thế giới từ khi nó ra đời cho đến năm 1300. Giai đoạn đầu tiên của sự phát triển trí tuệ, niềm tin về lực lượng siêu nhiên chiếm ưu thế tuyệt đối. Con người tưởng tượng ra các vật thần linh và họ tôn thờ. Những tư tưởng hay tư duy ban đầu thì vạn vật hữu linh.
+ Giai đoạn tư duy thứ hai của nhân loại được gọi là giai đoạn siêu hình. Theo August Comte thì nhân loại có mô hình tư duy siêu hình. Lịch sử của nhân loại tư duy siêu hình vào khoảng những năm 1300 cho đến 1800. Trong giai đoạn này, trí tuệ của nhân loại đã phát triển cao hơn một bước so với giai đoạn trước. Người ta không hoàn toàn tin rằng, vạn vật đều do thượng đế sinh ra mà có quy luật riêng đã sắp đặt sẵn từ trước có nghĩa là con người đã tiến tới giới tự nhiên và giới xã hội thông qua tư duy siêu hình



+ Giai đoạn thực chứng (từ 1800)
Trong giai đoạn này con người đã nhận thức được thế giới hiện thực của đời sống xã hội cũng như tự nhiên thông qua việc phân tích mối quan hệ nhân quả, cũng như chứng minh được sự tồn tại thế giới các sự kiện .
Theo August Comte các giai đoạn là sự kế tiếp nhau. Ở giai đoạn thứ hai giai đoạn tư duy siêu hình cũng vẫn có bóng dáng hay hiện thân của những dấu hiệu tư duy thần học. Cũng tương tự như vậy, ở giai đoạn tư duy thực chứng vẫn có sự hiện diện của tư duy siêu hình và tư duy thần học.
Ông bị phê phán là người theo chủ nghĩa bảo thủ hay phản ánh sáng. Ông là người theo thuyết cải cách tư duy và duy trì trật tự xã hội theo truyền thống. Đóng góp của August Comte đối với lịch sử khoa học thế giới cần phải kể đến như phát hiện chính khoa học xã hội, đặt tên cho một khoa học mới là vật lý học xã hội.
August Comte cũng như những nhà khoa học đánh giá cái xã hội như một chỉnh thể. Do đó, nó đã mở ra cho các nhà xã hội học sau Comte việc nghiên cứu các nhóm, các thể chế chính trị, nhà nước tồn tại trong một quan hệ chỉnh thể... Những quan điểm này đã làm cho xã hội học trở thành bộ môn khoa học độc lập so với các khoa học khác như tâm lý học. Đồng thời, August Comte đã đặt ra một quan điểm nghiên cứu xã hội đó là nghiên cứu tính chất hệ thống hay tính chất tổng thể.
Các phương pháp mà August Comte đưa ra như phương pháp lịch sử, quan sát, phương pháp so sánh đã có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu các sự kiện xã hội theo một quan điểm mới.
Emile Durkheim (1858- 1917)
Ông là người tiếp cận và đặt nền móng cơ bản cho xã hội học Pháp vì bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tư tưởng bảo thủ của August Comte. Những công lao của E. Durkheim tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ giữa trật tự (hay cấu trúc) với chức năng của xã hội đó. E. Durkheim được mệnh danh là người tiến bộ về mặt tư tưởng chính trị theo trường phái tự do. Nhưng về tư duy lý luận, ông là người theo trường phải bảo thù, phản ánh sáng, E. Durkheim cũng chống đối những người theo quan điểm cách mạng.
Chính ông cũng coi trọng cách mạng xã hội cũng như cách mạng chính trị, khoa học công nghệ. Tuy nhiên, không mong muốn xã hội phát triển bằng các cuộc cách mạng. ông tiến bộ so với những người bảo thủ ở điểm thừa nhận các sự kiện đó là những sự kiện khách quan.
Ông đưa ra quan niệm “sự kiện xã hội”. Theo ông, “sự kiện xã hội” đó là những lực lượng, những cấu trúc ở bên ngoài cá nhân và gây một ảnh hưởng lên cá nhân. Do đó, dẫn đến hành động chính là sự biểu hiện quan hệ xã hội, các cấu trúc xã hội, cá nhân là sự biểu hiện rõ nét của một nền kinh tế hay tôn giáo. Với những quan niệm như vậy, E. Durkheim tập trung vào nghiên cứu trật tự xã hội.
Trong công trình nghiên cứu về “Sự phân công lao động xã hội”, ông đã chỉ ra, những mối liên hệ xã hội giữa những cá nhân cụ thể trong xã hội ở thời kỳ sơ khai, thời kỳ hiện đại và ông đã khẳng định vai trò của nhân tố phi vật chất như văn hóa, thiết chế, tôn giáo có tính chất quyết định ở các xã hội sơ khai, Trong khi đó các sự kiện vật chất như nhà nước hay bộ máy hành chính có vai trò có tính chất phổ biến trong xã hội hiện đại.
Xã hội hiện đại thừa nhận tính năng động của các cá nhân và tính năng động này đã dẫn tới khai thác, kích thích hoặc tạo cơ hội thuận lợi để cho chủ nghĩa cá nhân hay tính chất cá nhân có điều kiện được thể hiện rõ nét. Do vậy, ý thức tập thể ẩn đi, mất đi vai trò của nó. Phân công lao động phức tạp ở trong xã hội hiện đại, là nguyên nhân dẫn đến sự lệ thuộc lẫn nhau về mặt chức năng.
Ông phân loại xã hội theo hai hình thức tổ chức, chi phối bởi hai loại hình của mô hình tư duy. Đó là loại hình đoàn kết xã hội cơ giới và đoàn kết hữu cơ. Trong xã hội tổ chức theo mô hình đoàn kết cơ giới, con người hay ý thức của cá nhân phụ thuộc vào ý thức cộng đồng,tập thể.
Ông đã có công trình nghiên cứu tính chất nguyên sơ của đời sống tôn giáo. Qua công trình này, ông đã làm rõ quan điểm rằng, xã hội và tôn giáo là một. Xã hội hay cách thức tổ chức của nó chỉ là hình thức biểu hiện của tôn giáo. Vì thế, mô hình tôn giáo là một mô hình phổ biến đối với xã hội sơ khai.Khi vạn vật, cây cối, thú vật, động vật đều được con người thần thánh hóa
Ở xã hội đoàn kết hữu cơ, cá nhân tiến một bước dài đó là quyền tự do lựa chọn hành động trong khuân khổ khá rộng rãi về giá trị chuẩn mực so với xã hội đoàn kết cơ giới. Tuy nhiên, sự tự do của cá nhân lại vập phải sự phụ thuộc chặt chẽ bởi các chưca năng xã hội. Do đó, xu hướng của các quan hệ xẫ hội trong xã hội hiện đại phức tạp hơn nhiều nhiều so với xã hội cổ xưa.

3 Sự hình thành và phát triển lí thuyết xã hội học ở Đức
3.1.Vai trò của Hegel (1770-1831) trong việc phát triển tư duy xã hội học Đức
G.W.F. Hegel là một trong những người có vai trò quan trọng bậc nhất trong nền triết học Đức thế kỷ 18-19. Tư tưởng triết học của ông đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nhà triết học đương thời và sau này.
Trong triết học Hegel người ta chú ý nhất đến khái niệm “Phép biện chứng “ và “chủ nghĩa duy tâm”.
Phép biện chứng của Hêgel đã chỉ ra rằng, “Toàn bộ thế giới lịch sử và tinh thần là một quá trình duy nhất đang vận động, biến hóa, phát triển và thay đổi không ngừng”[1].
Hegel đưa vào triết học khái niêm “Ý niệm tuyệt đối” với tư cách một khái niệm bao quát mô tả bản chất nền tảng của thế giới.Ý niệm tuyệt đối có trước giới tự nhiên và con người vì thế ông coi nó như cội nguồn của mọi cội nguồn để giải thích mọi hiện tượng tự nhiên xã hội tư duy. [1] Từ điển Triết học,NXB Sự thật,1976,tr.56-57.
Ý niệm tuyệt đối như là bản thể luận của hoạt động tuy nhiên bản than sự hoạt động của ý niệm tuyệt đối chỉ được thể hiệ trong tư duy trong nhận thức của con người.Quá trình nhận thức được chia thành ba giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn lô-gích . Trong giai đoạn này, ý niệm tuyệt đối vận hành dưới dạng tư duy thuần khiết thông qua hệ thống khái niệm, phạm trù lô gíc. Trong giai đoạn này tư duy mang tính độc lập tương đối vì nó mới ở dạng nguyên thủy chưa bị pha tạp.
Giai đoạn hai là giai đoạn ý niệm tuyệt đối chuyển hóa thành tự nhiên.Hegel coi tự nhiên là hiện thân của ý niệm tuyệt đối,giới tự nhiên có sau giai đoạn tư duy lô gíc. Tự nhiên chỉ phát triển theo chiều không gian chứ không phát triển theo chiều thời gian vì thời gian trong ý niệm tuyệt đối là vĩnh hằng là tuyệt đối.
Giai đoạn thứ ba là “Tinh thần tuyệt đối”. Giai đoạn này là giai đoạn mà ý niệm tuyệt đối phủ định giai đoạn hai tức là phủ định tự nhiên để trở về với chính nó và được lặp lại ở chu kỳ tiếp theo. Nhưng từ chu kỳ tiếp theo ý niệm tuyệt đối được thể hiện trong tư duy của con người ở dạng cao hơn chu kỳ đầu, trong đó nó đã bao gồm cả tư duy, ý thức cá nhân lẫn ý thức xã hội và nó sẽ phát triển đến giai đoạn tột đỉnh là các khái niệm ,quan niệm về tôn giáo nghệ thuật hay triết học.
Giới tự nhiên sẽ dần mở rộng không gian theo tư duy và tư duy là cái vô tận và tuyệt đối.Trong phép biện chứng của Hegel, các nhà xã hội học Mác xít mà đầu tiên là Mác đã đánh giá rất cao giá trị của phép biện chứng ở một số mặt như: “sự phát triển bắt nguồn từ cuộc đấu tranh giữa những mặt đối lập và được thực hiện thong qua sự chuyển biến từ những thay đổi về số lượng sang những thay đổi về chất ”.
Phép biện chứng vừa là phương pháp tư duy (a way of thinking), vừa là phương pháp hình dung về thế giới (an image of the world) [1]. [1] George Ritzer: Modern sociological theory, McGroaw- Hill Book, 1996, pp.22
Thế giới không phải là một cấu trúc được tạo ra một cách cứng nhắc, bất động mà chính là kết quả của quá trình tư duy. Điều quan trọng đối với xã hội học mà Hegel đã đóng góp là nhận thức về xã hội thong qua hình thức tư duy. Theo Hegel, con người khi sinh ra đã được thiên phú bởi một khả năng tư duy tức là nó có khả năng hiểu biết một cách cảm tính về thế giới xung quanh, ví dụ con người có thể hiểu sự vật ở giai đoạn đầu tiên bằng cách nhìn, ngửi, sờ mó, cảm giác về thế giới vật lý cũng như xã hội.
Nhờ vào việc nó đã có những khả năng tư duy logic. Sau đó, tư duy logic đã chuyển đổi thành nhận thức vè giới tự nhiên và xã hội, khi đó con người khám phá ra chính bản thân mình. Cũng nhờ cách tư duy này mà con người phát hiện ra mâu thuẫn phát triển giữa cái năng lực thực sự của bản thân so với cái đánh giá của con người về năng lực có thể đạt tới, nhờ có mâu thuẫn giữa các mặt của quá trình nhận thức mà tư duy của con người ngày càng trở nên phức tạp hơn.
Càng ngày các cá nhân càng nhận thức được vai trò của nó trong sự rộng mở của thế giới tinh thần của xã hội. Nói tóm lại, chặng đường của tư duy là một quá trình tiến hóa từ sự nhận biết các sự vật, hiện tượng tới sự hiểu biết thấu đáo về bản thân mình, về vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ với những người xung quanh và với thế giới xã hội rộng lớn hơn
Theo Hegel con người hay xã hội đều chuyển động để đi đến một nhận thức lớn hơn, hoàn thiện hơn về một cái thế giới như vốn nó đã có trong ý niệm tuyết đối, do đó không cần thiết phải làm các cuộc cách mạng chính trị vấn đề là cần làm thay đổi phương pháp tư duy thì sẽ tạo ra được một xã hội, một thế giới tốt đẹp hơn.
3.2. Vai trò của Max Weber (1864- 1920) trong việc phát triển tư duy xã hội học Đức
M. Weber là nhà xã hội học người Đức có những đóng góp lớn cho xã hội học Đức nói riêng và xã hội học nói chung. Weber bị ảnh hưởng lớn bởi các lý thuyết và tư tưởng về xã hội của Kant cũng như của Marx.
Theo Weber, chủ nghĩa tư bản ra đời không phải do nguyên nhân kinh tế quyết định mà là do nhận thức của một nhóm người tiến bộ tiên phong trong lĩnh vực kinh tế. Đó chính là ý thức về sự vinh danh của chúa mà con người lao động sản xuất kinh doanh để tạo ra nhiều của cải, nhiều vật chất cho xã hội.
Weber đã coi đạo Tin lành như một dạng của hệ tư tưởng và hệ tư tưởng này lại làm xuất hiện hệ tư tưởng khác. Cụ thể là, niềm tin và đạo đức của những tín đồ Tin lành đã thúc đẩy hành vi kinh tế của họ tạo ra quá trình tích lũy tư bản.
Weber không phủ nhận hoàn toàn Marx, ông cũng đề cao nhân tố kinh tế và vật chất có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tư tưởng chính trị nhưng theo Weber không phải chỉ có nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến tư tưởng, chính trị, cơ cấu nhà nước, pháp luật… mà còn cả những nhân tố khác như văn hóa, tôn giáo
Trong lý thuyết phân tầng Weber đã đưa ra 3 nguồn gốc chính dẫn tới sự phân tầng xã hội trong khi đó Marx chỉ đưa ra một nguyên nhân kinh tế dẫn tới sự phân tầng hay phân chia giai cấp xã hội. Theo Weber những nhân tố dẫn đến sự phân tầng là: Thứ nhất là uy tín xã hội. Thứ hai là quyền lực hay vị trí chính trị. Thứ ba là nhân tố kinh tế hay địa vị kinh tế.
Weber chủ yếu tiến tới giải thích về tính chất duy lý xã hội. Ông cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tư tưởng của Kant về cái gọi là “những sự kiện bùng nhùng, rối rắm” của đời sống xã hội [1] khi Kant giải thích về giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Do đó, ông muốn phát triển giai đoạn nhận thức ở trình độ lý tính thông qua khái niệm duy lý hay hợp lý hóa các quá trình xã hội. Weber cũng quan tâm đến vấn đề thể chế, hành chính và pháp luật ở các nước phương Tây và phương Đông. [1] Georrge Ritzer: Modern sociological theory, McGroaw- Hill Book, 1996, pp.30, 31
• Thuyết hành động xã hội.
Trong thuyết này, Weber đã đưa ra 4 loại mô hình duy lý của hành động. Đó là: hành động duy lý mục đích, hành động duy lý giá trị, hành động thiên về truyền thống và hành động thiên về tình cảm.




10

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2009

Vu trom trong dem

Do la mot dem kinh hoang vao ngay chu nhat mung 6-9-2009...Vu viec do khien minh qua so hai toi muc khong con tam tri don vao viec hoc nua...Minh chuyen sang huong lo lang so hai du moi thu tren doi...Gia nhu khong xuat hien cai dem kinh hoang do thi tot biet may!Dem hom do se con luu lai mai trong tri nho cua minh suot ca cuoc doi nay minh cung khong the que duoc...Lay chua!jo day khi ma 3 thang troi da troi wa tat ca nhung ky uc dem ay lai ua ve kinh khung wa!

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2009

So sanh nha nuoc co dai phuong dong va phuong tay

Khoảng thiên niên kỉ IV trước Công nguyên (TCN), trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi, công cụ bằng kim loại xuất hiện, báo hiệu sự tan vỡ hoàn toàn của chế độ công xã thị tộc và bình minh của thời đại văn minh mà ở đó xuất hiện sự tư hữu, sự bóc lột, thống trị của thiểu số quý tộc đối với đa số thành viên công xã và nô lệ. Cũng nơi đây, cư dân phương Đông đã xây dựng nên những quốc gia đầu tiên của mình.Tuy ở mỗi nơi, quá trình hình thành và phát triển của nhà nước không giống nhau, nhưng thể chế chung là chế độ quân chủ chuyên chế mà trong đó vùa là người nắm mọi quyền hành và được cha truyền con nối. Phương Đông cũng là cái nôi của văn minh nhân loại, nơi mà lần đầu tiên con người đã biết sáng tạo ra chữ viết, văn học, nghệ thuật và nhiều tri thức khoa học khác.1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tếChế độ công xã thị tộc tan rã, thời kỳ mới bắt đầu với sự xuất hiện của tư hữu. Đây cũng chính là lúc loài người từ giã thời kỳ mông muội với cuộc sống thấp kém, bấp bênh để bước vào ngưỡng cửa của thời đại văn minh, mà ở đó con người sản xuất ra của cải dư thừa, biết xây dựng những công trình đồ sộ, có chữ viết và nghệ thuật, khoa học và văn chương.Xã hội có giai cấp và nhà nước đã xuất hiện đầu tiên ở phương Đông, trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Phi và châu Á như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà ở Trung Quốc v.v… Ở đây có những điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi cho đời sống của con người.Những nơi này có nhiều đất canh tác, có mưa đều đặn theo mùa, có khí hậu nóng ẩm (trừ Trung Quốc nhưng cũng không lạnh như ngày nay), dân cư sống tập trung khá đông theo từng bộ lạc, trên các thềm đất cao gần sông, dễ trồng vườn, trồng lúa và chăn nuôi.Khoảng 3500 năm đến 2000 năm trước công nguyên, cư dân ở Tây Á, Ai Cập và cư dân ở lưu vực các sông còn lại đã sinh sống trên đồng bằng ở ven các con sông. Họ sống bằng nghê nông là chủ yếu và biết trồng mỗi năm hai vụ. Đồng bằng ven sông đã bù đắp rất nhiều cho con người. Vào mùa mưa hàng năm, nước sông dâng cao, phủ lên các chân ruộng thấp một lớp phù sa màu mỡ và làm cho đất rất mềm, dễ làm với cả những chiếc cày bằng gỗ.Cư dân phương Đông sống bằng nghề nông là chủ yếu nên trước tiên họ phải lo đến công tác thuỷ lợi. Họ đã biết đào các hệ thống kênh, lập hệ thống gầu để múc nước ở chân ruộng thấp và đưa nước lên chân ruộng cao những khi cần. Ngoài ra, họ còn biết đắp đê để ngăn lũ… nhờ thế con người có thể thu hoạch lúa ổn định hằng năm. Công việc trị thuỷ khiến moi người gắn bó và ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã.Ngoài nghề nông, những cư dân phương Đông cổ đại còn làm đồ gốm, dệt vải, làm nghề luyện kim… đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mình. Họ còn tiến hành trao đổi sản phẩm do mình làm ra giữa vùng này với vùng khác.Chăn nuôi là một ngành kinh tế được cư dân phương Đông kết hợp với nghề nông. Ở một số vùng đồi ven chân núi, những đàn gia súc lớn được chăn nuôi đã đem lại nguồn thực phẩm và sức kéo đáng kể.Tuy nhiên, tất cả những ngành kinh tế đó dù phát triển đến đâu cũng chỉ hỗ trợ cho nghề nông và không làm giảm ý nghĩa “lấy nghề nông làm gốc” của cư dân phương Đông cổ đại trên lưu vực những dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.2. Sự hình thành các quốc gia cổ đạiSản xuất phát triển dẫn đến sự phân hoá xã hội, xuất hiện kẻ giàu người nghèo, tầng lớp quý tộc và bình dân; trên cơ sở đó, giai cấp và nhà nước đã ra đời.Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ rất sớm. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta buộc phải liên kết với nhau trong các công xã để khai phá đất đai và làm thuỷ lợi. Đến khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, các công xã đã tự kết hợp lại thành các liên minh công xã và nhiều liên minh công xã gần gũi liên kết với nhau thành một tiểu quốc. Quá trình đó ở phương Đông diễn ra vào khoảng thiên niên kỉ IV – III trước Công nguyên.Ở Ai Cập cổ đại, các liên minh công xã (được gọi là các “Nôm”) đã được hình thành từ giữa thiên niên kỉ IV trước Công nguyên. Khoảng 3200 năm trước Công nguyên, một quý tộc có thế lực tên là Mê-nét đã chinh phục được tất cả các “Nôm” ở vùng hạ lưu sông Nin, dựng nên nhà nước Ai Cập thống nhất. Cũng vào khoảng thời gian này, ở lưu vực Lưỡng Hà, hàng chục nước nhỏ của người Su-me đã được hình thành.Ở Ấn Độ, những quốc gia cổ đại đầu tiên đã được hình thành trên lưu vực sông Ấn từ khoảng giữa thiên niên kỉ III trước Công nguyên. Ở đây, người ta đã tìm thấy di tích của hai thành phố cổ kính là Ha-ráp-pa và Mô-hen-giô Đa-rô với những đường phố rộng rãi, thẳng tắp, có lát đá, hai bên là những dãy nhà hai tầng bằng gạch nung. Đến khoảng thiên niên kỉ II trước Công nguyên, khi người A-ri-an xâm nhập và miền Bắc Ấn Độ thì họ lại xây dựng những quốc gia đầu tiên của mình ở lưu vực sông Hằng.Ở lưu vực Hoàng Hà, chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã vào khoảng cuối thiên niên kỉ III trước Công nguyên; trên cơ sở đó, Vương triều Hạ được hình thành.Như thế, các q

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2009

Thoi gian gan day

Hien tai toi dang song o mot noi con buon the tham hon ca noi truoc nua...Do la mot gia dinh song ich ky,chi biet nghi toi ban than minh,kenh kieu ho them quan tam xem nguoi khac nghi gi,lam gi...nhung toi cung se tiep tuc phai song o day&phai chiu dung tat ca.Co dieu la o noi nay toi thay minh co thoi gian hoc tap&lam viec hon.Do la 1dieu thuan loi!nhung toi cung se chi song o day het nam nay ma thuj!